Hướng Dẫn Xây Dựng Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân

Không ai quan tâm đến tài chính của bạn nhiều hơn bạn. Vì vậy hãy có một kế hoạch tài chính cho bản thân. 

Có một kế hoạch tài chính vững chắc sẽ cho phép bạn tiết kiệm tiền, chi trả những thứ bạn thực sự muốn và đạt được các mục tiêu ngắn hạn hoặc thậm chí là dài hạn như tiết kiệm tiền cho việc học đại học hoặc đến lúc nghỉ hưu. 

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước để xây dựng một kế hoạch tài chính cho bản thân

1.Đặt mục tiêu tài chính

Hãy tự hỏi vì sao bạn lại tiết kiệm số tiền dành để cho mục đích gì? Hoàn thành trong bao lâu?

Điều đó sẽ tạo động lực để tiếp tục bạn phấn đấu, là nền tảng cho sự thành công về tài chính của bạn

Tạo ngân sách, lập quỹ cho một số tình huống khẩn cấp 

Điều này cũng rất quan trọng nếu như có trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ. Đó chính là lúc phương án dự trù phát huy tác dụng.

2. Lên kế  hoạch chi tiêu hàng tháng của bạn một cách cụ thể như:

-Sử dụng tiền lương và phải chi trả ở những khoảng nào.

-NerdWallet đã đề xuất các nguyên tắc ngân sách 50/30/20: 

50% tiền nhà ở, điện nước, phương tiện đi lại và các khoản thanh toán định kỳ khác, 30% cho nhu cầu (ăn uống, quần áo, giải trí) và 20% cho tiết kiệm và trả nợ. 

-Loại bỏ những khoản chi không cần thiết

Chi tiêu không thiết yếu sẽ mang tính nhất thời, cảm xúc. Ví dụ như trong lúc tiết kiệm tiền, bạn lại muốn mua một bộ quần áo chỉ vì nó đang giảm giá, hay khi đói bụng lại muốn ăn một bữa ăn thật ngon và đắt tiền. Điều này thật sự không cần thiết mà chỉ mang một cảm xúc nhất thời. 

3. Đặt thời gian hoàn thành mục tiêu

Lưu ý, cần chia nhỏ thời gian để đảm bảo tính thực thi cho mục tiêu dài hạn. Ví dụ trong 3 tháng tới bạn cần 10 triệu để đi du lịch Đà Nẵng, hãy hoạch định cụ thể cho mình từng ngày của mỗi tháng đó bạn cần tiết kiệm 1 khoản là bao nhiêu.

Cố gắng dùng lịch như gợi ý trực quan để giúp bản thân cam kết với các mục tiêu và dòng thời gian bạn đã đặt ra cho bản thân. Bạn cũng sẽ có được cảm giác cực kỳ hài lòng khi gạch đi một mục tiêu hoặc đích đến đã hoàn thành

tu-duy-tai-chinh-berichbox

Tư duy tài chính không chỉ chăm chú vào việc đầu tư to, đầu tư lớn, tiết kiệm hay một số

dau-tu-cho-ban-than-berichbox

Thế nào là khôn ngoan trong việc đầu tư? Đầu tư khôn ngoan không phải là cứ đầu tư lớn,

tu-duy-tai-chinh

Tư duy tài chính là phương pháp có suy nghĩ và định hướng có mục đích nhằm giải quyết một

ke-hoach-tai-chinh

Kế hoạch tài chính là kế hoạch giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý về tài chính và giúp

tre-con-va-tu-duy-tai-chinh

Có bao giờ bạn cảm thấy bản thân đang tiêu tiền theo cảm xúc? Muốn gì thì cứ bỏ tiền mua

tuoi-nao-thi-can-hoc-ve-tu-duy-tai-chinh?

Kể từ khi trẻ biết đua đòi, hay vòi vĩnh ba mẹ mua những món đồ chơi, những cây kẹo hay