Trẻ con và tư duy tài chính

Có bao giờ bạn cảm thấy bản thân đang tiêu tiền theo cảm xúc? Muốn gì thì cứ bỏ tiền mua món đấy dù đôi khi nó không thật sự cần thiết và đã nhiều lần tự kiên quyết sẽ thật kĩ càng khi đưa ra quyết định mua. Hay đôi ba lần dặn lòng sẽ tiêu xài tiết kiệm, bỏ ống heo thật nhiều, để rồi cuối cùng để mặc cho con heo đó “đói meo” mà không cho tiền vào. Cả tháng trời vất vả để kiếm tiền và mong những đồng tiền ấy sẽ được sử dụng vào mục đích chính đáng rồi lại ngậm ngùi hối hận vì những lần không kiềm được lòng. Tất cả những điều ấy đều bắt nguồn từ việc bạn chưa biết cách quản lý tài chính và điều đó chỉ thật sự có hiệu quả khi được giáo dục tư duy tài chính từ nhỏ.

Dạy con về quản lý tài chính ngay từ khi còn bé sẽ là một trong những cách giáo dục thông minh và cần phải áp dụng thật sớm để trẻ biết được giá trị của đồng tiền, cũng như có ý thức tiết kiệm và đặc biệt hơn hết chính là trân trọng đồng tiền, tránh tiêu xài hoang phí. Dưới đây sẽ là một số cách để bắt đầu định hướng tư duy tài chính cho trẻ:

1. Để trẻ nhận thức được tầm quan trọng của lao động:

Một trong những việc đầu tiên của giáo dục về quản lý tài chính là để trẻ sớm nhận biết được vai trò của lao động. Nếu phụ huynh đáp ứng hết tất cả mọi yêu cầu về tiền bạc sẽ khiến trẻ dựa dẫm, phụ thuộc và không hiểu được giá trị của đồng tiền, trẻ sẽ không hiểu rõ được giá trị của đồng tiền và thiếu tôn trọng với đồng tiền. Việc cần làm chính là tập cho trẻ thói quen phải lao động, phải làm việc thì mới nhận được lại cái con cần.

Có thể giao cho trẻ những công việc phù hợp với trẻ như: khi trẻ quét nhà, lau dọn bụi bẩn nhà cửa, rửa bát hay đơn giản là sắp xếp lại quần áo gọn gàng sau khi được giặt sạch sẽ nhận được lại số tiền tương xứng hay được một vật phẩm mà con đang mong muốn. Từ đó để trẻ hiểu được để có số tiền, đồ vật bé muốn phải nổ lực làm việc mới có được nó và từ đó bé sẽ trân trọng hơn những thứ trẻ đã có được khi làm việc. Ngoài ra còn giúp con hiểu được cách tự kiếm tiền một cách “chân chính”.

2. Dạy trẻ biết tiết kiệm:

Tiết kiệm không chỉ đơn giản như bạn thường nghĩ là việc bỏ ống heo, giữ lại một phần tiền đang có và “để dành” khoảng tiền đó cho tương lai. Mà nó còn được chia ra thành nhiều phần: “để dành, đầu tư, cho đi và tiêu xài”. Khi trẻ có một khoảng tiền nhất định nên khuyến khích và dạy trẻ cách gìn giữ lại một phần trong khoảng ấy, sau đó sử dụng vào mục đích đầu tư để sinh lời. Không những thế, khi có khoảng lời hãy dạy trẻ cách cho đi.

Những lúc trẻ được tiền từ việc lao động, lì xì, hay phần thưởng trong quá trình học tập,…Hãy khuyến khích trẻ tiết kiệm phần tiền ấy, sau đó đầu tư bằng cách mua sách để tiếp thu thêm kiến thức cho bản thân. Sau đó, lại mang cuốn sách ấy cho bạn cùng lớp thuê để sinh lời, đó gọi là đầu tư. Từ khoảng tiền lời ấy, hãy dạy trẻ cách biết cho đi, giúp đỡ những người khác, giúp đỡ bạn học cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn,…Và hãy để trẻ giữ lại một khoản tiền nhỏ để trẻ được quyền tiêu xài theo ý muốn của bé, để trẻ cảm nhận được niềm vui sau khoảng thời gian lao động.

3. Dạy trẻ xác định rõ nhu cầu của bản thân:

Trẻ nhỏ thì luôn hiếu động, chưa thật sự hiểu hết chuyện vì vậy có những lúc trẻ muốn mua tất cả những thứ mình thích. Điều này sẽ làm trẻ trở thành người tiêu xài theo cảm xúc, không biết cách xác định rõ nhu cầu cá nhân. Vì điều đó cần phải dạy trẻ khái niệm “cần” và “muốn”. Những thứ “cần” là những yếu tố không thể thiếu, bắt buộc phải có trong cuộc sống của trẻ, vì vậy cần phải có nó để phục vụ cho cuộc sống. Còn những thứ “muốn” có thể là những thứ không thật sự cần thiết, “có cũng được, không có cũng không sao” chính là câu nói phù hợp nhất trong trường hợp này, những thứ ấy nếu không có cũng chẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của bé. Vì vậy, khi trẻ có nhu cầu mua thứ gì đó, cần dạy trẻ xác định vật ấy là “cần” hay “muốn”.

Trẻ em và tư duy tài chính có mối quan hệ rất quan trọng với nhau, một đứa trẻ được giáo dục về tư duy tài chính ngay từ sớm sẽ giúp con được phát triển toàn diện và không gặp quá nhiều khó khăn trong việc kiếm soát kinh tế trong tương lai.

 

 

 

tu-duy-tai-chinh-berichbox

Tư duy tài chính không chỉ chăm chú vào việc đầu tư to, đầu tư lớn, tiết kiệm hay một số

dau-tu-cho-ban-than-berichbox

Thế nào là khôn ngoan trong việc đầu tư? Đầu tư khôn ngoan không phải là cứ đầu tư lớn,

tu-duy-tai-chinh

Tư duy tài chính là phương pháp có suy nghĩ và định hướng có mục đích nhằm giải quyết một

ke-hoach-tai-chinh

Kế hoạch tài chính là kế hoạch giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý về tài chính và giúp

tuoi-nao-thi-can-hoc-ve-tu-duy-tai-chinh?

Kể từ khi trẻ biết đua đòi, hay vòi vĩnh ba mẹ mua những món đồ chơi, những cây kẹo hay

CASHFLOW

Cashflow là thuật ngữ trong ngành tài chính, tạm dịch là dòng tiền, trong đó có thể là tiền